Nhà đang tranh chấp có xây dựng được hay không?

Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất có chứng nhận của ủy ban nhân dân xã.

Hỏi: Gia đình tôi có làm đơn xin cấp phép xây dựng tại Phòng quản lý đô thị thị Xã Châu Đốc, An Giang. Hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định (bao gồm đơn xin cấp phép, giấy chủ quyền đất ở, hồ sơ thiết kế, bản vẽ nhà theo đúng diện tích trong sổ đỏ) nhưng bị cán bộ tiếp nhận từ chối với lý do có tranh chấp với nhà kế bên.

Theo quy định của nghị định 16/2005/NĐ-CP, trường hợp không cấp giấy phép xây dựng có tranh chấp là khi đất không có giấy chủ quyền hay chủ quyền tạm thời, giấy chủ quyền của chế độ cũ hoặc xây dựng trên diện tích nằm ngoài giấy chủ quyền nếu có tranh chấp sẽ không được cấp phép xây dựng.

Còn trường hợp của tôi xin cấp phép đúng như diện tích đất trong sổ đỏ, không hề lấn chiếm thì Phòng quản lý đô thị không cấp phép với lý do nhà kế bên tranh chấp là đúng hay sai?

hoatta@…

– Trả lời:

Theo quy định tại điều 65 Luật xây dựng, việc cấp giấy phép xây dựng công trình trong đô thị phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt;

2. Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; thiết kế đô thị; các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh; bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật;

3. Các công trình xây dựng, riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường;

4. Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ;

5. Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hóa chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh;

6. Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống tuynen ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị;

7. Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm;

8. Đối với công trình xây dựng tạm, việc xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ trong vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện thì chỉ được cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn theo thời hạn thực hiện quy hoạch.

Theo quy định tại điều 18 và điều 19 nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì:

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đối với công trình và nhà ở đô thị gồm:

1. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu. Trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng tạm có thời hạn thì trong đơn xin cấp giấy phép xây dựng còn phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng.

2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai có công chứng.

3. Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước; ảnh chụp hiện trạng (đối với công trình sửa chữa, cải tạo yêu cầu phải có giấy phép xây dựng).

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn gồm:

1. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại phụ lục 5 kèm theo nghị định này.

2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất có chứng nhận của ủy ban nhân dân xã.

3. Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề nếu có do chủ nhà ở đó tự vẽ.

Trong trường hợp hồ sơ của bạn đầy đủ và đáp ứng đủ điều kiện quy định nêu trên thì cơ quan cấp phép xây dựng phải có nghĩa vụ tiếp nhận hồ sơ của bạn, viết biên nhận và có nghĩa vụ cấp cho bạn giấy phép xây dựng cho bạn trong thời hạn quy định.

Như vậy nếu cán bộ Phòng quản lý đô thị thị xã Châu Đốc từ chối tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép xây dựng của bạn với lý do là “có tranh chấp với nhà kế bên” là không có cơ sở. Vì vậy bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi đến chủ tịch UBND thị xã Châu Đốc để khiếu nại về hành vi này của cán bộ đã từ chối tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép xây dựng của bạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *